Nhìn lại một năm công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

22 Tháng 2, 2018 | Tin du lịch

Bắc Giang là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa và được coi là vùng đất “phên dậu” phía Bắc của Kinh thành Thăng Long. Qua những thăng trầm của lịch sử, đến nay, Bắc Giang vẫn tự hào là nơi l­ưu giữ những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng phong phú. Tính đến hết năm 2017, Bắc Giang có 711 di tích, danh thắng đã xếp hạng, trong đó có 03 di tích, cụm di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 101 di tích xếp hạng quốc gia, 583 di tích xếp hạng cấp tỉnh và hàng trăm lễ hội gắn với các di tích, nhiều địa phương trong tỉnh còn bảo lưu,trao truyền qua nhiều thế hệnhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Năm 2017, công tác bảo tồn các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh tiếp tục được các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và được đông đảo nhân dân hưởng ứng ủng hộ, đã đạt được những thành tựu quan trọng.Với những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2499/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối vớidi tích chùa Bổ Đà.Để góp phần tôn vinh, tuyên truyền quảng bá sâu rộng giá trị của di tích, Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, gây ấn tượng tốt đẹp với các đại biểu, nhân dân và du khách.

Sở VHTTDL đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Đề cương quy hoạch Khảo cổ học đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phối hợp triển khai xây dựngQuy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng; xin chủ trương của Chính phủ cho lậpQuy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên năm 2018.

Để khắc phục những hạn chế trong công tác xếp hạng di tích những năm qua, Sở tham mưu UBND tỉnh ban hành tiêu chí xếp hạng di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang theo một quy trình khoa học, thống nhất, góp phần nâng cao chất lượng các di tích được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước sau khi di tích được xếp hạng.Năm qua, Sở đề xuất với Bộ VHTTDL cho chủ trương lập hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia đối với Đền và mộ Tiến sĩ Trịnh Ngô Dụng và chùa Y Sơn, huyện Hiệp Hòa; lập hồ sơ và được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2089/QĐ-TTg ngày 25/12/2017đối với với 02 hiện vật: Mộc bản chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên; Bia hộp đá thời Mạc tại Núi Cốc, xã Dĩnh Trì, thành phố Bắc Giang. Tiến hành kiểm kê di tích chưa xếp hạng tại hai huyện Việt Yên, Sơn Độngnhằm nhận diện, xác định giá trị, số lượng, hiện trạng các loại hình di tích, phân loại, lập danh mục di tích để lựa chọn các di tích có giá trị lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng, làm cơ sở để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích gắn với phát triểndu lịch văn hóa-tâm linh, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và các địa phương; huy động các nguồn vốn tiến hành hỗ trợ kinh phí tu bổ chống xuống cấp cho 26 di tích.

Công tác tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác giữ gìn, bảo vệ các di vật, cổ vật được tập trung thực hiện. Sở đã tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị phòng, chống mất cắp di vật, cổ vật tại các di tích trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của đại biểuBộ Công an, Công an tỉnh, UBND các huyện, thành phố; Ban quản lý di tích các huyện và ban quản lý một số di tích trên địa bàn tỉnh. Hội nghị nhằm đánh giátoàn diện công tác phòng chống mất cắp di vật, cổ vật tại các di tích trên địa bàn tỉnh thời gian qua, xác định nguyên nhân, để từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới để các di tích lịch sử văn hóa thực sự được bảo tồn và phát huy giá trị.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thểtiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả. Ngay từ đầu năm 2017, Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh các văn bản chỉ đạo các ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức lễ hội, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy, nổ trong các lễ hội. Hầu hết các lễ hội được tổ chức đúng quy định; các nghi thức trong lễ hội diễn ra trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục địa phương; phần hội diễn ra phong phú, hấp dẫn đã tạo được sức lan toả, lôi cuốn, góp phần thu hút đông đảo nhân dân tham gia.Các địa phương đã quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong lễ hội,các hoạt động diễn ra an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Năm 2017, Sở VHTTDL đã tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án tổ chức Lễ khai hội Tây Yên Tử nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch, thu hút đầu tư thực hiện các dự án xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, tạo lập một vùng cảnh quan du lịch, dịch vụ gắn kết các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trong khu vực, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc vùng Tây Yên Tử, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày 28/12/2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2183/QĐ-UBND phê duyệt Đề án “Tổ chức Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử”.

Năm 2017,ngay sau khi có Kế hoạch của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL đã xây dựng kế hoạch triển khai công tác xét tặng, tham mưu UBND tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, "Nghệ nhân ưu tú"trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai, năm 2018;tổ chức lấy ý kiến tại cộng đồng dân cư; triển khai hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.Trong đợt xét tặng lần này, tỉnh Bắc Giang nhận được 62 hồ sơ của các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” thuộc bốn loại hình di sản văn hóa phi vật thể: Tiếng nói và chữ viết của người Việt; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Tri thức dân gian. Tập trung nhiều hơn cả là loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là hồ sơ nghệ nhân Dân ca Quan họ (36 hồ sơ, chiếm tỉ lệ 58%). Một số hồ sơ thuộc các loại hình di sản chưa có trong đợt xét chọn lần thứ Nhất như: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt; Thực hành nghi lễ Then của người Tày, Nùng; Tiếng nói, chữ viết các dân tộc Việt Nam. Sau khi xem xét, đối chiếu với các quy định, Hội đồng xét tặng đã bỏ phiếu và chọn được 03 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 15 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, gửi Hội đồng cấp Bộ xem xét.

Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật được triển khai trên địa bàn thành phố Bắc Giang.Kết quả đã thu được 1540 phiếu điều tra và 1540 ảnh tư liệu, với 07 loại hình di sản văn hóa phi vật thể, trong đó chiếm số lượng lớn nhất là loại hình tập quán xã hội,loại hình nghề thủ công truyền thống và lễ hội.

Sở VHTTDL chỉ đạo Bảo tàng tỉnh tiếp tục triển khai các chương trình bảo tồn di sản văn hóa như: Bảo tồn phong tục độc đáo trò chơi cướp cầu trong lễ hội đình Nội (huyện Tân Yên); Kiểm kê nhà cổ trên địa bàn huyện Hiệp Hòa; tổ chức Hội thảo khoa học: “Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử di tích ATK II Hiệp Hòa”; “Truyền thống khoa bảng tỉnh Bắc Giang với Văn Miếu-Quốc Tử Giám”; Biên soạn sách Nghệ nhân ưu tú tỉnh Bắc Giang, Lăng đá tiêu biểu tỉnh Bắc Giang.

Trong năm 2018, ngành VHTTDL tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý và bảo tồn giá trị di sản văn hóa: Triển khai lập quy hoạch khảo cổ học tỉnh Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phối hợp với UBND huyện Sơn Động tổ chức Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử năm 2018; tiếp tục lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với các di sản có giá trị tiêu biểu trên địa bàn tỉnh; nâng cao vai trò của Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng; tiếp tục triển khai các chương trình kiểm kê di tích và kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể; huy động các nguồn lực đầu tư hỗ trợ công tác bảo tồn đối với các di sản đã được công nhận, xếp hạng..
Theo svhttdl.bacgiang.gov.vn
0 Bình luận

Loading...