Tin tức

Tổng duyệt chương trình tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quốc “Tiếng hát Làng Sen” năm 2025
Chiều ngày 12/5/2025, Sở VHTTDL tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật thuật tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần toàn quốc “Tiếng Hát Làng Sen” năm 2025. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), thể hiện tình cảm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang tranh giành vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
Dự và chỉ đạo buổi tổng duyệt có đồng chí Trương Quang Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật; cùng các đồng chí Phó Giám đốc Sở, lãnh đạo các phòng chuyên môn trực thuộc Sở và các thành viên Hội đồng nghệ thuật.
Chương trình nghệ thuật đoàn Bắc Giang tham dự Hội diễn với chủ đề “Bắc Giang nhớ mãi ơn Người” do Trung tâm Văn hoá và Xúc tiến Du lịch tổ chức và thực hiện, gồm 5 tiết mục được kết cấu chặt chẽ thành 3 phần.
Phần I: Đảng quang vinh với tiết mục Bản Mashup: Lá cờ Đảng – Mỗi bước đi thêm yêu Tổ quốc - Tuổi xuân dâng Đảng; Của các tác giả Nhạc sĩ: Văn An - Tân Huyền - Đỗ Dũng- Biểu diễn: Tốp ca nam và Tốp múa phụ họa. Ca ngợi vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, ngọn cờ dẫn đường dân tộc Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Phần II: Cảm ơn Người sáng mãi: gồm các tiết mục Con nhớ ơn Người – Tác giả Hồng bàng - Đặt lời theo điệu Ba vì Dân ca Quan họ; múa: Hồn dân tộc; Nguyện theo chân Bác – Sáng tác: Xuân Oánh (Biểu diễn lệ Thanh và tốp hát múa) nhằm ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài, người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cả cuộc đời Người là biểu tượng cao đẹp của lòng yêu nước, tinh thần hy sinh, lối sống giản dị, thanh cao. Người đã để lại cho chúng ta một di sản vô giá: tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh – ngọn lửa thiêng soi sáng con đường cách mạng Việt Nam.
Phần III: Bắc Giang khát vọng vươn xa với tiết mục Bắc Giang - Tình yêu, niềm tin và khát vọng - Sáng tác: Nhạc sĩ Lê Dũng; Biểu diễn: Tốp ca nam và Tốp múa phụ họa. Nhằm ca ngợi những thành phẩm nổi bật của Tỉnh Bắc Giang trong thời kỳ đổi mới, giải khát khát phát triển mạnh mẽ, bền vững trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
Các tiết mục tham gia Hội diễn lần này được dàn dựng công phu, kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và nghệ thuật sân khấu. Từ phần biểu diễn đều mang tính nghệ thuật cao, đồng thời truyền tải rõ ràng thông điệp tư tưởng, tình cảm và bản sắc văn hoá của quê hương Bắc Giang. Âm hưởng dân ca quan họ, đan xen cùng yếu tố hiện đại, tạo nên tổng thể giàu cảm xúc và dấu ấn riêng biệt.
Tại buổi tổng duyệt, đồng chí Trương Quang Hải ghi nhận và biểu dương công tác chuẩn bị, tổ chức tập luyện, sự sáng tạo của Đội ngũ cán bộ, diễn viên Trung tâm Văn hóa và tiến trình du lịch tỉnh. Đồng chí nhấn mạnh: “Chương trình không chỉ là hoạt động văn hoá, văn nghệ chào mừng sinh nhật Bác, mà còn là dịp để Bắc Giang lan toả những giá trị tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh đến với bạn bè cả nước.”
Ngay sau tổng duyệt, Hội đồng Nghệ thuật đã thẳng thắn góp ý, điều chỉnh một số chi tiết về biểu cảm, động tác và bố trí sân khấu. Đề nghị Trung tâm Văn hoá và Xúc tiến du lịch tỉnh điều chỉnh và hoàn thiện chương trình trước khi lên đường tham dự Hội diễn Nghệ thuật Quần chúng toàn quốc “Tiếng hát Làng Sen” năm 2025 tại tỉnh Nghệ An – quê hương Bác Hồ kính yêu.
Giáp Văn Cường

Bắc Giang tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt“Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”
Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), vào lúc 20h15 tối ngày 18/5/2025, tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề: “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”. Chương trình sẽ diễn ra tại Trung tâm Văn hóa - Triển lãm tỉnh, phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang và được truyền hình trực tiếp trên sóng của đài Phát thanh và truyền hình Bắc Giang và một số nền tảng số.
Chương trình do UBND tỉnh chỉ đạo về nội dung. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang là đơn vị thực hiện. Chương trình được đầu tư dàn dựng biểu diễn dưới dạng ca- múa- nhạc kết hợp với nghệ thuật sân khấu (hoạt cảnh) giàu chất nghệ thuật. Hệ thống âm thanh, ánh sáng hiện đại tạo ấn tượng sâu sắc đối với người xem. Sau màn khai từ với ca khúc: "Ca ngợi Tổ quốc", chương trình sẽ có nội dung gồm 4 phần bao gồm: Người đi tìm hình của nước; Người là niềm tin tất thắng; Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người và Nhớ mãi ơn người.
Trong khoảng 90 phút của chương trình, các đại biểu và khán giả sẽ được thưởng thức những tiết mục đặc sắc như: Ca khúc Từ Làng Sen, Dấu chân phía trước, Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó , Đêm Trường Sơn nhớ Bác, Lời ca dâng Bác, Tình Bác sáng đời ta, Bài ca Hồ Chí Minh, Bắc Giang nhớ Bác, Trông cây lại nhớ đến Người, Người là niềm tin tất thắng, Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ, Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Bác Hồ - Người cho em tất cả, Nhớ ơn Hồ Chí Minh và một số tiết mục múa, hoạt cảnh được dựng công phu khác.
Chương trình do NSND Tạ Quang Lẫm làm tổng đạo diễn và có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như nghệ sĩ NSND Quốc Hương, NSND Phạm Phương Thảo, các ca sĩ Anh Thơ, Lê Xuân Hảo, Thanh Thảo và các vũ đoàn HT Dance, TTNT Ngôi Sao Xanh, Họa Mi, được biểu diễn phục vụ nhân dân miễn phí và truyền hình trực tiếp trên sóng truyền hình Bắc Giang và các kênh truyền thông số của tỉnh./.
Hà Yến

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quan tâm chăm sóc, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều
Chiều 11/5, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Môi trường do đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Bắc Giang về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông sản. Cùng đi có đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Tiếp và làm việc với đoàn, về phía tỉnh Bắc Giang có các đồng chí: Nguyễn Việt Oanh, Chủ tịch UBND tỉnh; Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện Tân Yên, Lục Ngạn, thị xã Chũ và một số doanh nghiệp thu mua, chế biến vải thiều.
Bảo đảm chất lượng sản phẩm, chủ động xúc tiến tiêu thụ
Bắc Giang xác định phát triển nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là trụ đỡ của nền kinh tế. Nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện theo hướng hiện đại dựa trên nền tảng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, phát triển theo lợi thế từng địa phương.
![]() |
Quang cảnh buổi làm việc. |
Trong đó, vải thiều là sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước với diện tích khoảng 29.700 ha. Hiện nay, các trà vải đang giai đoạn phát triển quả. Vải sớm dự kiến bắt đầu thu hoạch từ ngày 20/5 đến 15/6, vải chính vụ bắt đầu thu hoạch từ ngày 10/6 đến 20/7.
Bắc Giang coi chất lượng sản phẩm là yếu tố cốt lõi tạo nên giá trị sản phẩm. Cùng đó, đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại. Thời gian tới, tỉnh dự kiến tổ chức chuỗi các hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh như: Tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Tuần lễ vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng tỉnh Bắc Giang tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam; tổ chức đoàn công tác xúc tiến thương mại vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh tham dự hội chợ thương mại xuất nhập khẩu Trung Quốc-ASEAN; chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại vải thiều và các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh tại thị trường châu Âu...
![]() |
Đoàn công tác thăm dây chuyền chế biến nông sản tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (thành phố Bắc Giang). |
Tỉnh tiếp tục chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn nông dân tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vải thiều; thu hoạch quả đúng độ chín, đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến nông sản nhằm giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra; giám sát chặt chẽ vùng trồng và cơ sở đóng gói theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Đề nghị hỗ trợ mở rộng thị trường, nghiên cứu tạo giống mới
Để có vụ vải thiều thành công, một số đại biểu đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc Bộ hỗ trợ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường chỉ đạo, dự tính, dự báo phòng trừ sâu bệnh, tháo gỡ những vấn đề phát sinh trong sản xuất, tiêu thụ vải thiều năm nay.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Việt Oanh phát biểu tại hội nghị. |
Hoàn thiện các điều kiện chiếu xạ theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ đối với Trung tâm chiếu xạ Hà Nội hoặc xây dựng mới cơ sở chiếu xạ tại miền Bắc để chủ động thực hiện cho chiếu xạ nông sản, trong đó có quả vải thiều xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Úc... Chỉ đạo các viện, trường nghiên cứu tạo ra các giống vải yêu cầu ít khắt khe về nhiệt độ thấp để ứng phó với biến đổi khí hậu trong điều kiện thời tiết có xu hướng nóng lên; chọn tạo các giống vải mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương để bổ sung vào cơ cấu giống vải của tỉnh, nhất là đối với nhóm giống vải chín sớm để mở rộng diện tích vải chín sớm chiếm từ 30-35% nhằm rải vụ thu hoạch. Nghiên cứu, chuyển giao các biện pháp kỹ thuật sản xuất vải thiều thích ứng với điều kiện mùa đông nóng, lạnh bất thường để tăng khả năng ra hoa, đậu quả vải, tránh hiện tượng mất mùa vải hoặc sản xuất vải thiều trái vụ và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại vải thiều hiệu quả, nhất là đối với sâu đục cuống quả vải.
Nghiên cứu các giải pháp bảo quản vải thiều gắn với chuẩn hóa quy trình logistics để vận chuyển quả vải thiều có chất lượng tốt nhất đến với từng thị trường.
Tiếp tục hỗ trợ tỉnh quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, nhất là đối với các nông sản chủ lực như: Vải thiều, rau an toàn, rau chế biến.
Một số doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ vốn, kết nối giúp doanh nghiệp xây dựng vùng trồng sản phẩm chất lượng; nghiên cứu công nghệ xử lý phần thải ra từ sau chế biến vải như: Hạt, vỏ quả; có giải pháp bảo đảm minh bạch nguồn gốc sản phẩm để người dân sản xuất sản phẩm sạch được hưởng đúng với công sức bỏ ra, không đánh đồng sản phẩm; tăng cường liên kết, tạo chuỗi sản phẩm tiêu thụ ổn định.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Việt Oanh cho biết, những tín hiệu tích cực từ vụ vải thiều là triển vọng cho tăng trưởng ngành Nông nghiệp của tỉnh trong năm nay. Những năm qua, Bắc Giang luôn quy hoạch, xác định rõ các vùng sản xuất nông nghiệp và coi nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế mặc dù chiếm tỷ trọng không cao trong nền kinh tế.
![]() |
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao đổi với doanh nghiệp thu mua vải thiều. |
Thời gian tới, Bắc Giang vẫn tiếp tục quan tâm phát triển nông nghiệp thông qua chính sách hỗ trợ hợp tác xã để xây dựng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Vì vậy, Bắc Giang luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp. Bắc Giang mong muốn tiếp tục được Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm hỗ trợ; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của Bộ phối hợp đánh giá chất đất, thực hiện tiến bộ khoa học trên vải thiều để rải vụ thu hoạch, chế biến sâu, nâng chất lượng sản phẩm.
Đồng hành tạo luồng xanh cho tiêu thụ vải thiều
Kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy đánh giá, Bắc Giang là một trong những địa phương phát triển nông nghiệp tốt. Riêng vải thiều có sức cạnh tranh lớn so với các quốc gia khác. Qua thực tế cho thấy, tín hiệu năm nay bà con được mùa vải thiều song làm thế nào giải được bài toán tiêu thụ sản phẩm, vừa nâng cao chất lượng, giá trị quả vải.
Vải thiều có đặc thù thu hoạch tập trung trong thời gian ngắn, tiêu thụ chủ yếu dạng quả tươi. Những năm qua, Bộ luôn quan tâm đến sản phẩm này nhằm mang lại thu nhập cao cho người dân và các ngành phụ trợ. Làm tốt sản xuất, tiêu thụ vải thiều sẽ đóng góp lớn cho ngành nông nghiệp Bắc Giang nói chung và ngành nông lâm thủy sản cả nước.
![]() |
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy kết luận buổi làm việc. |
Nhân dịp này, đồng chí cũng biểu dương nỗ lực của Bắc Giang trong suốt quá trình xây dựng, phát triển vùng chuyên canh vải thiều. Đến nay vải thiều đã trở thành sản phẩm thế mạnh quốc gia với quy mô đủ lớn, kỹ thuật canh tác ngày được hoàn thiện theo quy trình tiên tiến, thông minh, xuất khẩu ngày càng nhiều sang các thị trường cao cấp.
Đạt được kết quả hôm nay là sự chủ động đồng bộ, cách làm bài bản của cấp ủy, chính quyền, người dân từ khâu tổ chức sản xuất đến tiêu thụ.
Để tổ chức thành công vụ vải thiều năm nay, đồng chí đề nghị Bắc Giang tập trung vào các nhiệm vụ như: Điều hành sản xuất, theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, sâu bệnh, có giải pháp chăm sóc phù hợp; kiểm soát chặt chẽ mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Rà soát lại các kịch bản tiêu thụ trong mọi tình huống. Đẩy mạnh kết nối với siêu thị, chợ đầu mối, nhân rộng mô hình bán hàng trên các nền tảng.
Chủ động bố trí điểm tập kết, vận chuyển, kho lạnh bảo quản di động, giảm ùn tắc trong thời điểm thu hoạch rộ.
Tăng cường phối hợp doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không, tạo luồng xanh xuất khẩu vải thiều. Bắc Giang cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu sản phẩm; tiếp tục truyền thông đồng bộ, vừa quảng bá vải thiều, vừa quảng bá văn hóa địa phương, có câu chuyện về vải thiều. Tăng cường truyền thông về vải thiều Bắc Giang sản xuất xanh, sạch.
Rà soát quy hoạch vùng vải thiều dựa trên diện tích hiện có theo từng khu vực, nhóm sản phẩm. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình canh tác theo hướng xanh, giá trị cao. Cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Giang sớm tham mưu nghiên cứu thỏa thuận hợp tác giữa Bộ với tỉnh về triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia để nâng cao năng suất, chất lượng, phát triển nông nghiệp bền vững.
Về phía doanh nghiệp cần chủ động lập kế hoạch thu mua, sơ chế, chế biến, xuất khẩu cho từng thị trường, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; khẩn trương liên kết, đầu tư kho lạnh để bảo quản, sơ chế tạm thời sản phẩm trong thời điểm chưa tiêu thụ hết.
Các cơ quan chuyên môn của Bộ cử cán bộ hỗ trợ doanh nghiệp về kiểm dịch, các thủ tục xuất khẩu sản phẩm; theo dõi giá cả thị trường hàng hóa để thông tin kịp thời đến người dân, doanh nghiệp.
Với các giải pháp trên, đồng chí mong rằng cấp ủy, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp sẽ chung sức, đồng lòng nâng tầm thương hiệu vải thiều Bắc Giang.
![]() |
Các đồng chí: Đỗ Đức Duy, Nguyễn Việt Oanh và đoàn công tác thăm vùng xuất khẩu vải thiều xã Phúc Hòa (Tân Yên). |
Trước đó, đoàn công tác đã thăm mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu tại xã Phúc Hòa (Tân Yên); cơ sở đóng gói vải thiều xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (thành phố Bắc Giang).
Theo Báo Bắc Giang


Ba món Việt vào danh sách 100 đồ ăn sáng ngon nhất thế giới
Với 4,4/5 sao, bò kho có thứ hạng cao nhất trong ba món ăn Việt (vị trí 28) trong danh sách công bố cuối tháng 4 của Taste Atlas.
![]() |
Món bò kho ăn kèm bánh mì quen thuộc trong bữa sáng. |
"Bò kho dùng phổ biến trong bữa sáng tại miền Nam, có thể ăn riêng hoặc kèm với bánh mì, mì và thường dùng với rau thơm, hành tây. Thành phần gồm thịt bò, cà rốt, sả, quế, ớt, tiêu, tỏi và hành tím ninh nhừ. Nước dùng sệt, cay và thơm", Taste Atlas viết.
Chưa ai rõ nguồn gốc của bò kho, nhưng đây là món ăn ảnh hưởng từ cả phương Đông và phương Tây. Ở các vùng nông thôn Việt Nam, món này thường cay hơn so với thành thị.
Một món ăn sáng khác cũng phổ biến ở miền Nam trong danh sách là cơm tấm, xếp hạng 75. Cơm tấm thường gồm thịt lợn ướp tiêu, tỏi và nước mắm, ăn kèm bì lợn, trứng, chả và đồ chua, chan nước mắm sệt.
Bún bò Huế là món còn lại của Việt Nam trong danh sách, với vị trí 53. Bún bò Huế được miêu tả "khác biệt, cay và đậm đà hơn nhiều món ăn khác của Việt Nam, cách chế biến cũng khá phức tạp".
Các thành phần thường được thêm vào bát bún gồm thịt bò thái lát hoặc chả cua. Nhiều người tin rằng bún bò Huế trở nên phổ biến nhờ chịu ảnh hưởng từ ẩm thực cung đình.
"Món ăn sáng ngon miệng, giá cả phải chăng", chuyên trang ẩm thực nhận xét về bún bò.
Taste Atlas là cẩm nang ẩm thực lớn nhất thế giới. Danh sách "100 món ăn sáng ngon nhất thế giới" có 40.849 lượt đánh giá từ người dùng, trong đó 23.691 lượt được hệ thống công nhận hợp lệ.
Đứng đầu danh sách là món kahvaltı từ Thổ Nhĩ Kỳ, một bữa sáng truyền thống với phô mai, ôliu, bánh ngọt, rau củ, trứng và trà.
THEO VNEXPRESS

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Theo Cục Du lịch quốc gia, kỳ nghỉ lễ năm nay, hầu hết các địa bàn du lịch trọng điểm trên cả nước đã ghi nhận những tín hiệu tích cực với lượng khách tăng cao so với cùng kỳ năm 2024.
![]() |
Đoàn khách Ấn Độ đến thăm địa đạo Củ Chi. |
Do thời gian nghỉ dài, thời tiết nắng nóng nên phần lớn du khách lựa chọn những điểm du lịch biển như: Hạ Long (Quảng Ninh), Sầm Sơn (Thanh Hóa), (Cửa Lò) Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Nha Trang (Khánh Hòa), Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Kiên Giang...
Đặc biệt, đông đảo khách du lịch từ các tỉnh, thành đến Thành phố Hồ Chí Minh để hòa mình vào chuỗi sự kiện đặc biệt trong những ngày cuối tháng 4 lịch sử.
Với tinh thần “Tự hào 50 năm-Rạng rỡ Thành phố mang tên Bác”, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người dân và du khách, tạo nên sức lan tỏa về niềm tự hào dân tộc của người dân Việt Nam, đem đến cho du khách những trải nghiệm ấn tượng trong ngày hội lớn của dân tộc.
Theo Cục Du lịch quốc gia, kỳ nghỉ lễ năm nay ghi nhận xu hướng khách đến khu vực miền nam đông hơn mọi năm vì sự kiện 50 năm thống nhất đất nước, nhất là trong hai ngày đầu nghỉ lễ.
Thay vì chọn những tour ra nước ngoài như mọi năm, nhiều du khách đã ưu tiên hành trình về nguồn mang dấu ấn lịch sử để cảm nhận không khí tri ân, tưởng nhớ và sống lại những ký ức hào hùng của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Ngay từ trước thời điểm trước và trong dịp nghỉ lễ, các điểm đến như khu vực Quảng trường Ba Đình, Lăng Bác, Bảo tàng Quân sự Việt Nam (Hà Nội), ATK Tân Trào (Tuyên Quang), chiến trường Điện Biên Phủ (Điện Biên), Thành cổ Quảng Trị (Quảng Trị), Dinh Độc Lập, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, địa đạo Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh)...
Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều doanh nghiệp đã sáng tạo thêm nhiều chương trình du lịch về nguồn đặc sắc như tour du lịch “Từ Mậu Thân đến mùa xuân đại thắng” của Công ty Cổ phần Dịch vụ Lữ hành Chim Cánh Cụt; tour du lịch “Huyền thoại về những anh hùng đặc công Rừng Sác-Đất thép thành đồng-Thành phố Hồ Chí Minh” của Vietluxtour; sản phẩm “Hành trình ký ức” của Vietravel; Saigontourist triển khai tour đặc biệt mang tên “50 năm-Trở lại miền nam yêu dấu”…
Cục Du lịch quốc gia nhận định, hoạt động du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 diễn ra an toàn, bảo đảm chất lượng. Các địa phương, doanh nghiệp không ngừng đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách.
THEO NHÂN DÂN

Bắc Giang tham gia Triển lãm “Không gian du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
Từ 27/4 đến 2/5/2025, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bắc Giang tham gia triển lãm “Không gian du lịch, di sản văn hóa, danh thắng và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” được tổ chức tại thành phố Huế. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND thành phố Huế tổ chức. Tham gia triển lãm có 29 tỉnh, thành phố đại diện các vùng, miền mang đến những hình ảnh, ấn phẩm, hiện vật, đặc sản văn hoá tiêu biểu và chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch Quốc gia tại Huế - năm 2025.

Hội thảo Xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu năm 2025
Thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu, trong khuôn khổ “Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Kạn năm 2025” với chủ đề “Sông Cầu – Nơi ngọn nguồn hội tụ”, chiều ngày 26/4/2025 tại Khu Hội nghị tỉnh Bắc Kạn, các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu gồm: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và thành phố Hà Nội, tham gia Hội thảo Xúc tiến đầu tư, phát triển du lịch các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu năm 2025, Chủ trì Hội thảo có ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; ông Đinh Quang Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Kạn; ông Nguyễn Mạnh Thản, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam; tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu, các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành, du lịch dịch vụ trong và ngoài khu vực.
Trước đó buổi sáng ngày 26/4/2025, các đại biểu đã tham gia đoàn khảo sát tài nguyên du lịch tại xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn “Nơi ngọn nguồn hội tụ của Sông Cầu”. Đoàn khảo sát cảnh quan, trải nghiệm cuộc sống của người dân (đi mảng trên Sông), trải nghệm nét văn hóa, thưởng thức ẩm thực được chế biên từ những sản phẩm, thực phẩm do người dân tại đại phương nuôi trồng và đánh bắt như: thịt gà, xôi ngũ sắc, bánh dầy, bánh gấc, bánh ngải, bánh quấn...
Tại Hội thảo, sau khi ban tổ chức trình chiếu video, clip, phóng sự giới thiệu quảng bá về tài nguyên và tổng quan phát triển du lịch các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu, đại diện lãnh đạo Sở Du lịch thành phố Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang phát biểu; đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch giới thiệu các chương trình kích cầu phát triển du lịch của đơn vị, Hội thảo được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà đầu tư, doanh nghiệp lữ hành, du lịch dịch vụ trong và ngoài khu vực, tiêu biểu là hai ý kiến của ông Phạm Hải Quỳnh –Viện trưởng Viện phát triển du lịch Châu Á (ATI), Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC); ông Nguyễn Mạnh Thản, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, cụ thể;
Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện phát triển du lịch Châu Á (ATI), Chủ tịch Hội du lịch cộng đồng Việt Nam (VCTC); nhấn mạnh : “Thực trạng một số tồn tại của việc phát triển du lịch cộng đồng: Không đưa cộng đồng vào để phát triển mô hình; không tìm ra sự khác biệt của văn hóa bản địa; không đưa được sinh kế bản địa vào và khong giải quyết được mâu thuẫn công đồng; chờ nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước; Tự phát và hiểu lầm homestay là du lịch cộng đồng; làm du lịch theo phong trào để hoàn thành nhiệm vụ… Để giải quyết các tồn tại cần sử dụng nội lực cộng đồng như: Tìm những lãnh đạo cộng đồng tâm huyết; họp bàn kế hoạch xây dựng sản phẩm; khảo sát giá trị văn hóa bản địa; khảo sát cảnh quan thiên nhiên; Dùng ngày cộng nhàn dỗi và công sức, đóng góp của cộng đồng để phụ dựng tạo điểm nhấn cho điểm đến; Dùng câu chuyện thanh niên khởi nghiệp, phụ nữ khởi nghiệp để cùng chung tay phát triển mô hình; Tận dụng sức mạnh cộng đồng để truyền thông cho điểm đến; Dùng sức mạnh cộng đồng để sử dụng dịch vụ 1 lần cho bà con tâp sự đón khách; Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu văn hóa bản địa cho các cháu cấp 2, cấp 3 và cao đăng, đại học; Thành lập HTX, xây dựng quy chế vận hành và phân chia quyền lợi; Đào tạo nguồn nhân lực du lịch để đáp ứng phục vụ du khách; Vân hành và điều chỉnh mô hình…
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Thản, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam nhấn mạnh: “Các tỉnh lưu vực Sông Cầu có tiềm năng lớn với tài nguyên thiên nhiên phong phú, di sản văn hóa đa dạng. Tuy nhiên, để bứt phá, cần có chiến lược liên kết vùng chặt chẽ, đồng bộ trong xây dựng sản phẩm đặc trưng, quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bắc Kạn với lợi thế ‘nơi ngọn nguồn Sông Cầu’, cần đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, gắn kết bảo tồn văn hóa với phát triển kinh tế du lịch, đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và thu hút các nhà đầu tư chiến lược…
Kết luận hội thảo, ông Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn khẳng định: Hội thảo hôm nay đánh dấu bước tiến mới trong việc liên kết, hợp tác phát triển du lịch bền vững giữa các tỉnh, thành phố lưu vực Sông Cầu. Những chia sẻ, góp ý tâm huyết từ chuyên gia, doanh nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước có thêm cơ sở để hoạch định chính sách phù hợp, thúc đẩy du lịch khu vực phát triển mạnh mẽ. Với sự đồng lòng của các cấp, các ngành, các địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng, tin tưởng rằng du lịch lưu vực Sông Cầu sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn khu vực./.
Hồng Bưởi
Dành riêng cho Du khách
Các doanh nghiệp địa phương luôn nỗ lực cung cấp các dịch vụ, sản phẩm khác với chất lượng tốt nhất phục vụ cho du khách tham quan
Tải ứng dụng
Du lịch Bắc Giang
Tìm hiểu và trải nghiệm Văn hoá - Du lịch bản địa
.png)
Quét mã QR để tải!
Ứng dụng đã có trên CHplay và Appstore






Du lịch nhanh
Bạn có thể khám phá trước thành phố xinh đẹp thông qua chuyến tham quan qua mạng đến thành phố Bắc Giang