Liên kết vùng và cơ hội cho du lịch Bắc Giang

08 Tháng 9, 2014 | Làng Văn hoá Du lịch

Xuất phát từ ý tưởng liên kết vùng nhằm phát triển du lịch giữa ba"đầu cầu" là Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn, Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch Bắc Giang vừa "đăng cai" tổ chức đoàn khảo sát một số điểm du lịchđược đánh giá có nhiều tiềm năng của tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn.
Liên kết vùng và cơ hội cho du lịch Bắc Giang

 

 

Đoàn khảo sát TP Hà Nội - Bắc Giang -Lạng Sơn tham quan khu rừng nguyên sinhKhe Rỗ (Sơn Động).

Tiềm năng chờ được "đánh thức"

Tham gia đoàn khảo sát có nhiều đại diện của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thểthao và Du lịch); Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ba địa phương trên và đông đảonhà báo. Đoàn khảo sát từ TP Bắc Giang thẳng hướng Lạng Sơn điểm dừng đầutiên là khu du lịch Mẫu Sơn mờ ảo trong sương với cái lạnh đầu mùa khiến không ítdu khách xuýt xoa, co ro vì chưa quen kiểu thời tiết "bốn mùa trong một ngày" nơiđây. Từ Mẫu Sơn, đoàn tiếp tục đến với danh lam Tam Thanh, chùa Tiên (TP LạngSơn) và nghỉ lại ở khách sạn bốn sao Mường Thanh-một điểm lưu trú có chất lượngcao nhất hiện nay của xứ Lạng.

Chia tay Lạng Sơn, theo quốc lộ 1 xuôi về Bắc Giang, qua đèo Quao hùng vĩ, inbóng xuống hồ Cấm Sơn mênh mang, đoàn đến khu du lịch rừng nguyên sinh KheRỗ (Sơn Động). Nhiều người lần đầu tiên đặt chân đến Khe Rỗ đã không khỏichoáng ngợp bởi vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, dòng suối trong vắt uốn lượn từ rừngsâu ra đến Vũng Tròn và tiếp tục đổ về phía hạ nguồn, tạo nên chuỗi cảnh quan kỳthú. Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu nhất không chỉ của Bắc Giang mà cònđiển hình cho cả vùng Đông Bắc với hệ động thực vật phong phú, thực sự là mộtđiểm du lịch hấp dẫn với những du khách thích mạo hiểm và muốn khám phá sự kỳthú của thiên nhiên.

Sau khi thưởng thức những món ăn thấm đẫm hương vị tự nhiên được chế biến từốc, cá suối, rau rừng... đoàn khảo sát đến khu du lịch hồ Khuôn Thần (Lục Ngạn).Với 140 ha mặt nước, trên có nhiều đảo, xung quanh hồ là vùng núi diện tích 2.283 ha trong đó có 800 ha rừng, 500 ha đồng cỏ… Hồ Khuôn Thần rộng và đẹp, xungquanh hồ là những trang trại vườn đồi ngút tầm mắt; là vùng đất lưu giữ nhiều nétđẹp văn hoá của các cộng đồng dân tộc thiểu số như Sán Chí, Cao Lan, Nùng, Tàyvới những điệu hát soong hao, sli, lượn... Nơi đây còn có đền Từ Mã, thờ danhtướng đời Trần đã được Nhà nước xếp hạng di tích văn hoá. Khuôn Thần rất thíchhợp với nhiều loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt là du lịch thểthao như chèo thuyền, lướt ván… Tại khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam)đoàn chúng tôi được tìm hiểu về quần thể di tích, thắng cảnh với các ngôi đền: Hạ, Trung, Thượng đều thờ Thượng Ngàn Thánh Mẫu, tương truyền là công chúa Quế Mỵ Nương, con gái vua Hùng Định Vương, đã có công mở suối khơi nguồn nước, dạy dân làm ruộng, được nhân dân tôn kính thờ phụng; có thác Thùm Thùm, Đấu Đong Quân, chùa Hòn Trứng, chùa Hồ Bấc, khu Ba Dinh Bẩy Nền, đền Trần, bãi Quần Ngựa, đình Xoan, đền Cổng Xanh và đền Trò… Điểm dừng chân cuối cùngtrong chuyến khảo sát là chùa Vĩnh Nghiêm  (xã Trí Yên, Yên Dũng). Đây là trung tâm Phật giáo lớn từ thời Trần, là nơi đào tạo các tăng ni Phật tử trong cả nước. Lịch sử của chùa gắn liền với vị vua Trần Nhân Tông. Chùa còn thờ 3 vị Trúc Lâm Tam Tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Với những giá trị nổi bậtđó, chùa Vĩnh Nghiêm được Nhà nước xếp hạng là Di tích Lịch sử -Văn hoá cấpquốc gia; đặc biệt nơi đây có kho Mộc bản đã được UNESCO vinh danh là Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến nay chùa vẫn mãi là chốntổ, là điểm cho du khách đến tham quan vãn cảnh, thắp hương lễ phật...

Anh Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịchBến Thành tại Hà Nội tâm đắc: "Bắc Giang có nhiều tiềm năng, điều kiện để pháttriển du lịch. Những điểm mà tôi vừa được đến đều có khả năng "hút" khách khôngchỉ trong nước mà còn cả du khách nước ngoài. Nếu được đầu tư, các tour du lịchsinh thái, văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ thành công".

Liên kết để phát triển

Sau những ngày "tắm mình" trong không gian văn hóa, ẩm thực, thiên nhiên của BắcGiang, nhiều đại biểu đã có những trải nghiệm và suy nghĩ đáng chú ý đối với việcphát triển du lịch. Anh Nguyễn Hồng Nguyên, cán bộ của Công ty Lữ hành Hà Nội,người từng đoạt giải nhất trong cuộc thi hướng dẫn viên giỏi TP Hà Nội, hào hứng: "Cá nhân tôi cho rằng trước hết Bắc Giang cần phải đào tạo, bồi dưỡng để có đượcđội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên đạt chuẩn. Chính họ sẽ giới thiệu cho dukhách về du lịch Bắc Giang, làm cho khách tham quan ấn tượng hơn. Tôi tin rằng nếu thắt chặt liên kết, phối hợp tốt thì Công ty Lữ hành Hà Nội sẽ thu hút đượchàng nghìn lượt khách về Bắc Giang trong tương lai gần". Cùng quan điểm như vậy, chị Nguyễn Thị Cẩm Thơ, chuyên viên thiết kế sản phẩm du lịch (Tổng cục Du lịch)cho rằng: "Các địa phương nên nghiên cứu, lựa chọn và đầu tư cho các dòng sản phẩm du lịch, đặc biệt là các đặc sản như vải thiều, mỳ Chũ, mật ong, bánh đa Kế, rượu làng Vân... theo hướng chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bắt mắt. Đồng thời tăng cường liên kết song phương Bắc Giang-Hà Nội, BắcGiang-Lạng Sơn bên cạnh liên kết giữa ba tỉnh, thành phố".

Dưới góc nhìn của nhà quản lý, ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết, tiếp nối chương trình hợp tác phát triển giữaTP Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2015, nội dung liên kết phát triển dulịch được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm.Bắc Giang là "điểm giữa" của "hai đầu" Hà Nội và Lạng Sơn, nhiều năm nay vẫnđược coi là "vùng trũng" về du lịch. Tuy nhiên, Bắc Giang hội tụ nhiều yếu tố, lợi thếvề loại hình du lịch sinh thái, tâm linh, văn hóa, ẩm thực... Lạng Sơn có thế mạnh vềdu lịch mua sắm, du lịch vùng biên giới. Do vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchHà Nội sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức, công ty du lịch, dịch vụ, lữ hành tiếptục tìm hiểu, xúc tiến đầu tư, liên kết mở tour, tuyến kết nối Hà Nội với Bắc Giang,Lạng Sơn và ngược lại. Các bên giúp đỡ nhau về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư, giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch củacác địa phương đến du khách.

Ông Đỗ Đức Thành, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giangcho biết, công tác khảo sát nhằm nghiên cứu, đánh giá đúng về những thế mạnh củadu lịch Hà Nội, Bắc Giang và Lạng Sơn. Từ đó, đưa ra phương hướng và các giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của các địa phương đồng thời, tạo tiền đề cho việc xây dựng sản phẩm du lịch mới, hình thành các tour, tuyến du lịch nhằmthu hút du khách từ Hà Nội đến Bắc Giang, Lạng Sơn… Trước mắt có thể xem xét xúc tiến mở tour từ Hà Nội đến một số điểm như chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, Đình Thổ Hà, làng Vân, khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, cây dã hương nghìn tuổi, khudi tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, khu vực Tây Yên Tử... (Bắc Giang); khu du lịchTam Thanh - Nhị Thanh, chợ đêm Đông Kinh, chùa Tiên, Mẫu Sơn... (Lạng Sơn)hình thành những "điểm nhấn" để thu hút khách du lịch trong, ngoài nước, mở đườngcho "chuỗi" du lịch từ Hà Nội tỏa đi Bắc Giang và Lạng Sơn.

Ông Trương Quốc Hùng, Chủ tịch CLB lữ hành UNESCO Hà Nội:Tăng cường quảng bá du lịch Bắc Giang

Bắc Giang gần Hà Nội, lại là địa bàn có nhiều lợi thế có thể khai thác để phát triểndu lịch văn hóa, sinh thái, tâm linh... đặc biệt phù hợp với đối tượng học sinh, sinhviên. Vấn đề hiện nay là Bắc Giang cần tăng cường quảng bá du lịch, có thể nghiên cứu tổ chức các sự kiện theo kiểu Festival, ngày hội du lịch để giới thiệu rộng rãiđến du khách hoặc tổ chức theo chủ đề, mỗi tháng có một tour du lịch tiêu biểu, làm được như vậy tôi tin chắc sẽ thu hút được nhiều khách đến với Bắc Giang hơn.Với tư cách Chủ tịch CLB lữ hành UNESCO Hà Nội, tôi sẽ nỗ lực vận động các doanh nghiệp tìm hiểu, đầu tư để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Bà Phạm Thị Thu Cúc, Vụ Khách sạn (Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thaovà Du lịch):Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú
Một trong những hạn chế hiện nay của du lịch Bắc Giang là các cơ sở lưu trú vừathiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ hai saotrở lên chưa nhiều; một số cơ sở lưu trú sau khi cố gắng đầu tư để đạt chuẩn lạikhông duy trì được chất lượng phục vụ. Đời sống được cải thiện, nhu cầu củakhách du lịch ngày càng cao, vì vậy nếu không quan tâm đầu tư xây dựng mới vàgiữ vững chất lượng các cơ sở lưu trú đã có thì rất khó "níu chân" du khách. Điều kiện ăn nghỉ vệ sinh sạch sẽ, được phục vụ chu đáo, lịch sự sẽ là ấn tượng tốt đểkhách du lịch đến với Bắc Giang.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần Hữu Nghị Bắc Giang: Liênkết để  phát huy lợi thế đặc trưng

Để khai thác và huy động được lợi thế của ba địa phương, các cơ quan quản lý nhànước và doanh nghiệp làm du lịch cần xây dựng chiến lược liên kết, xác định mụctiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện cho từng giai đoạn cụ thể. Vừa áp dụng biện pháp "lấy ngắn nuôi dài" vừa phải tính đến hướng phát triển bền vững hơn. Trongđó Hà Nội đóng vai trò "đầu tàu" để hỗ trợ cho Bắc Giang và Lạng Sơn về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, quảng bá, tư vấn để du khách tham gia các tour đến hai tỉnh. Bắc Giang và Lạng Sơn cần quan tâmđầu tư nhiều hơn cho hệ thống giao thông, hạ tầng du lịch, tập trung cho những loạihình du lịch là thế mạnh đặc trưng.

0 Bình luận

Loading...