Tin tức

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, gồm các thành viên sau đây:
1. Trưởng Ban chỉ đạo: Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính.
2. Phó Trưởng ban: Ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm:
Ủy viên thường trực: Ông Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các Ủy viên:
Ông Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
Ông Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an;
Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao;
Ông Đỗ Ngọc Huỳnh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ;
Ông Bùi Văn Khắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính;
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Bộ Công Thương;
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ;
Ông Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
Ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy viên, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết các vấn đề quan trọng, liên ngành trong hoạt động du lịch trên phạm vi cả nước.
Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển du lịch.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ:
Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương liên quan trong việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc các chương trình quốc gia, trọng điểm về phát triển du lịch theo đúng các nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và quyết định, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng triển khai các kế hoạch, chương trình cụ thể về phát triển du lịch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội những vướng mắc liên quan đến chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương.
Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch.
Quyền hạn của Ban Chỉ đạo:
Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; Yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương và cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân của các thành viên Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần. Khi cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập họp bất thường. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo và được hưởng các chế độ theo quy định hiện hành.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng các cơ quan, đơn vị chức năng của Bộ để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Trưởng Ban Chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo đặt tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để giúp việc cho Ban Chỉ đạo.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Quyết định số 1145/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thay đổi thành viên tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch.
THEO BỘ VHTTDL

5 điểm đến đông khách nhất Việt Nam

Việt Nam là điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia
Theo trang tin Sky News (Australia), khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia sôi động, tràn đầy sức sống và giàu bản sắc văn hóa. Dữ liệu mới nhất trong năm nay của Cục Thống kê Australia cho thấy lượng du khách Australia đến Việt Nam đã vượt xa mọi điểm đến quốc tế phổ biến khác, tăng 54% trong quý I/2025 so với cùng kỳ năm 2019.
![]() |
Du khách trải nghiệm du lịch quanh hồ Hoàn Kiếm bằng xích lô. |
Bà Nicole Newport, Giám đốc bán hàng khu vực châu Đại Dương của InsideAsia Tours, cho biết có những "bằng chứng rõ ràng" cho thấy Việt Nam đang nhanh chóng trở thành điểm đến du lịch phổ biến và dự kiến xu hướng này sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới.
Theo bà, với vị trí địa lý gần Australia và những trải nghiệm phong phú. Từ những thành phố lịch sử, những khu chợ tấp nập đến những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, sự đa dạng về cảnh quan khiến chuyến thăm Việt Nam có thể mang đến cho du khách cảm giác như được đến khám phá nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, bà Newport cho biết, hơn bao giờ hết, ngày càng có nhiều du khách tìm kiếm những chuyến đi khám phá văn hóa ý nghĩa, vượt ra ngoài những cung đường du lịch thông thường.
![]() |
Bài viết đăng trên trang tin Sky News (Australia) ca ngợi du lịch Việt Nam. |
Theo công ty Travel Money Oz, một yếu tố khác khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách Australia chính là tỷ giá hối đoái giữa đồng đôla Australia (AUD) và đồng tiền Việt Nam. Một phát ngôn viên của Travel Money Oz cho biết, Việt Nam luôn mang đến cho du khách Australia những giá trị đáng kinh ngạc. Với việc đồng đôla Australia tăng giá đều đặn so với đồng tiền Việt Nam trong những tháng gần đây, du khách có thể tận hưởng nhiều lợi ích hơn nữa. Thực tế này tác động trực tiếp đến ngân sách của du khách.
Công ty du lịch Klook cũng báo cáo mức tăng đột biến lên tới 250% về lượng đặt phòng khách sạn tại Việt Nam từ tháng 3 đến tháng 6/2025 so với cùng kỳ năm ngoái. Các điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vịnh Hạ Long và Hội An.
Theo TTXVN

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc: Bản sắc Việt Nam, giá trị toàn cầu
Vào lúc 13h ngày 12/7, giờ Paris (tức 18h ngày 12/7, giờ Việt Nam), tại Kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO, giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria) - Chủ tịch kỳ họp - đã chính thức gõ búa công nhận quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
Đây là di sản thế giới thứ 9 ở Việt Nam được UNESCO công nhận và là di sản thế giới liên tỉnh thứ 2 ở Việt Nam, cùng với vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng).
Từ cảnh quan núi thiêng Yên Tử
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc, trải dài trên các địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh và Hải Phòng, với Phật giáo Trúc Lâm làm cốt lõi, là biểu tượng cho truyền thống văn hóa, tín ngưỡng và triết lý nhân sinh của Việt Nam. Bắt nguồn từ cảnh quan núi thiêng Yên Tử, dòng thiền Trúc Lâm do các vua Trần (đặc biệt là Phật hoàng Trần Nhân Tông) sáng lập vào thế kỷ XIII, không chỉ góp phần hình thành bản sắc dân tộc mà còn lan tỏa những giá trị khoan dung, hòa hợp, gắn kết con người với thiên nhiên.
Triết lý này là sự kết hợp hài hòa giữa Phật giáo đại thừa, đạo đức Nho giáo, vũ trụ quan Đạo giáo cùng tín ngưỡng bản địa, tạo nên nền tảng tinh thần bền vững của người Việt Nam, hoàn toàn phù hợp với mục tiêu gìn giữ giá trị chung của UNESCO: giáo dục, xây dựng văn hóa hòa bình, tôn trọng tự nhiên và phát triển bền vững.
Quang cảnh tại kỳ họp ở Paris, khi quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được vinh danh
Ở quần thể này, các di tích, đền chùa, am thất, bia đá, mộc bản… được bảo tồn nghiêm ngặt, phân bố trên không gian rộng lớn từ Yên Tử tới Vĩnh Nghiêm và Côn Sơn, Kiếp Bạc, phản ánh rõ các giai đoạn phát triển của Phật giáo Trúc Lâm: từ thành lập, thể chế hóa, phục hưng đến tiếp tục lan tỏa các giá trị nhân văn, sáng tạo. Những di tích này là trung tâm văn hóa tâm linh, điểm hành hương của hàng triệu du khách mỗi năm.
Việc UNESCO chính thức công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới gắn với việc di sản này đảm bảo các tiêu chí (iii) và (vi).
Ở tiêu chí (iii), quần thể này cho thấy sự kết hợp độc đáo giữa nhà nước, tôn giáo và nhân dân trong việc hình thành bản sắc dân tộc Việt Nam; cùng cảnh quan linh thiêng được hình thành thông qua mối tương tác thường xuyên, mật thiết với thiên nhiên; và một hệ thống đạo đức dựa trên lòng yêu chuộng hòa bình, tu dưỡng bản thân, lòng khoan dung, nhân ái và sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên.
Còn theo tiêu chí (vi), quần thể này là minh chứng có ý nghĩa toàn cầu về cách thức một tôn giáo, xuất phát từ nhiều tín ngưỡng, bắt nguồn và phát triển từ quê hương Yên Tử, đã ảnh hưởng đến xã hội thế tục, thúc đẩy một quốc gia mạnh mẽ, bảo đảm hòa bình và hợp tác khu vực.
Cụ thể, quần thể này thể hiện đầy đủ truyền thống Phật giáo Trúc Lâm, từ việc thành lập tại vùng núi thiêng núi Yên Tử được chứng minh trong các đền cổ, di tích khảo cổ, đến di tích chùa Vĩnh Nghiêm và Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc; và sự hệ thống hóa các triết lý thể hiện qua các văn bia, di vật liên quan và thực hành nghi lễ. Các di tích này cung cấp đầy đủ đại diện về các chiều kích lịch sử, tinh thần và địa lý của Phật giáo thiền Trúc Lâm, đồng thời liên tục là nơi tổ chức các nghi lễ, lễ hội, hoằng dương Phật pháp và hành hương đến các điểm di tích - cả ở Việt Nam và các tổ chức Phật giáo Trúc Lâm quốc tế - chứng minh sự liên quan toàn cầu bền vững của triết lý nhân sinh, giá trị sống, tinh thần cộng đồng xã hội, sống hài hòa với thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình và lòng nhân ái.
Chùa Đồng ở Yên Tử. Ảnh: TTXVN phát
Đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương
Xúc động trước việc quần thể này được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới, bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (Phó Ban chỉ đạo xây dựng hồ sơ), chia sẻ: Đây là niềm tự hào lớn không chỉ với ba địa phương Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, mà còn là niềm tự hào của nhân dân cả nước.
Bà Hạnh cũng nhấn mạnh: Tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai các đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản, bảo đảm tính bền vững và lan tỏa sâu rộng giá trị cao quý của Di sản Thế giới này.
Trong khi đó, theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, sự kiện này khẳng định những đánh giá cao từ quốc tế với các giá trị của quần thể di tích và những tư tưởng nhân văn, hòa hiếu của Phật giáo Trúc Lâm, cũng như nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ di sản. Bên cạnh đó, việc quần thể được UNESCO ghi danh còn giúp tăng cường liên kết vùng giữa Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh, xây dựng một không gian di sản thống nhất, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Trong nội dung phát biểu đáp từ tại kỳ họp, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Bộ VH,TT&DL cùng các địa phương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới theo hướng bền vững, thực hiện tốt mô hình quản lý các di sản thế giới ở Việt Nam. Điều này đã được cụ thể hóa bằng Luật Di sản văn hóa năm 2024, với việc bổ sung các quy định phát triển bền vững theo quan điểm của UNESCO, xây dựng kế hoạch quản lý di sản, đánh giá tác động di sản, gắn bảo tồn di tích với bảo vệ di sản phi vật thể, phục vụ cộng đồng ngày càng tốt hơn.
THEO BÁO TTVH

Phối hợp chiếu phim tuyên truyền tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1 tỉnh Bắc Ninh
Tối 11/7/2025, Trung tâm Văn hóa và Xúc tiến Du lịch tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh tổ chức buổi chiếu phim tuyên truyền, phục vụ học viên đang điều trị cai nghiện bắt buộc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy số 1. Đây là hoạt động sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa thiết thực, góp phần giáo dục tư tưởng, định hướng hành vi, hỗ trợ học viên trong quá trình phục hồi nhân cách và tái hòa nhập cộng đồng.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025
Chiều ngày 7/9, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ trọng tâm của ngành Du lịch Việt Nam 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng chủ trì hội nghị. Hội nghị được được kết nối trực tuyến đến 34 điểm cầu của 34 địa phương trên cả nước.
Tại điểm cầu Bắc Ninh, ông Đỗ Tuấn Khoa- Phó giám đốc sở VHTTDL chủ trì hội nghị cùng dự có công chức, viên chức phòng Quản lý Du lịch và Trung tâm Văn hoá và Xúc tiến Du lịch Bắc Ninh, Đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh.
Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, ngành Du lịch đã tích cực, chủ động, sáng tạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp và đã đạt được những kết quả nổi bật. Và để tạo sự bứt phá cho ngành du lịch bước vào kỷ nguyên mới, toàn ngành Du lịch sẽ tập trung tham mưu hoàn thiện thể chế theo hướng “kiến tạo phát triển”. Du lịch tiếp tục là điểm sáng đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 6 tháng đầu năm 2025. Trong đó, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt gần 10,7 triệu lượt, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2024; đạt 48,6% so với Kế hoạch năm 2025 (22 – 23 triệu lượt khách); Tổng lượng khách du lịch nội địa trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 77,5 triệu lượt, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2024; đạt 64,5% so với Kế hoạch năm 2025 (120 – 130 triệu lượt). Tổng thu từ khách du lịch trong 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 518 nghìn tỷ đồng; đạt 52,8% so với Kế hoạch năm 2025 (980.000 – 1.050 nghìn tỷ đồng).
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp là làm sao để không đứt gãy trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và phải nỗ lực để hoàn thành mục tiêu đón 22-23 triệu lượt khách quốc tế, trên 120-130 triệu lượt khách nội địa, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8% năm 2025 và tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tới. Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và toàn ngành Du lịch cần tập trung triển khai nhiều nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, trong đó cần tập trung:
Thúc đẩy chương trình kích cầu phát triển du lịch; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lữ hành, khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, cung cấp dịch vụ du lịch hợp tác, liên kết đưa ra nhiều ưu đãi về giá cả, các loại hình dịch vụ, sản phẩm mới nhằm gia tăng trải nghiệm cho khách du lịch. Tổ chức các sự kiện xúc tiến, quảng bá ở thị trường trong và ngoài nước: WTM 2025 (Anh), các chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga…; ITE HCM 2025; Triển khai kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch năm 2025; xử lý nghiêm các vi phạm để tạo môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện; phối hợp với các địa phương thực hiện Phương án điều tra tài nguyên du lịch làm cơ sở để hoạch định chiến lược và xây dựng sản phẩm thời gian tới. Đồng thời xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở các thị trường trọng điểm; Chương trình quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới giai đoạn 2026 - 2030. Sửa đổi Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động và thuận lợi cho công tác quản lý…
Tiếp tục định hướng phát triển du lịch đi vào chiều sâu, chất lượng, chuyên nghiệp, bền vững, thương hiệu: Xây dựng các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch nông nghiệp và sản phẩm đặc thù theo vùng, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực… mang tầm của điểm đến thế giới. Thúc đẩy thực hiện hiệu quả cơ chế điều phối, quy chế hoạt động, kế hoạch hành động vùng, liên vùng trong hoạt động du lịch. Chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác…Cơ cấu lại thị trường du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của Việt Nam, đáp ứng với xu thế toàn cầu và thích ứng với những biến động trên thị trường du lịch thế giới…
Bộ trưởng nhấn mạnh, "phải làm sao để đưa du lịch không chỉ là ngành kinh tế mũi nhọn mà còn là ngành kinh tế truyền cảm hứng; làm du lịch phải phát huy được giá trị của văn hóa để chạm đến trái tim, khơi dậy cảm hứng của du khách để thu hút và giữ chân du khách"./.
Hà Yến

Khơi dậy lòng tự hào, niềm tin, khát vọng, chung sức xây dựng tỉnh Bắc Ninh hội nhập và phát triển mạnh mẽ
Tối 4/7, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng thành lập tỉnh Bắc Ninh mới. Tại đây, đồng chí Vương Quốc Tuấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh có bài phát biểu quan trọng. Báo Bắc Ninh điện tử trân trọng đăng toàn văn bài phát biểu của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.
Kính thưa đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh !
Kính thưa đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh !
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh !
Kính thưa các đồng chí đại biểu, khách quý, cùng toàn thể Nhân dân !
![]() |
Đồng chí Vương Quốc Tuấn phát biểu tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt. |
Trong không khí hân hoan, tự hào, vui mừng, phấn khởi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh trọng thể tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện trọng đại thành lập tỉnh Bắc Ninh mới - dấu mốc lịch sử mở ra chặng đường phát triển mới đầy kỳ vọng, mang theo khát vọng vươn mình mạnh mẽ của vùng đất văn hiến hai bên bờ sông Cầu.
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Ninh, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đại biểu, khách quý cùng toàn thể Nhân dân lời chào mừng nồng nhiệt, lời cảm ơn sâu sắc, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công.
Kính thưa các đồng chí đại biểu !
Kính thưa toàn thể Nhân dân !
Bắc Ninh - Kinh Bắc tự ngàn đời đã là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi khởi nguồn của văn minh Lạc Việt, gắn liền với truyền thuyết Thủy Tổ Kinh Dương Vương; là quê hương phát tích vương triều Lý - triều đại đã dựng xây và phát triển nền văn minh Đại Việt huy hoàng; là “phên giậu” trấn giữ phía Bắc kinh thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Lịch sử đã khắc ghi những chiến công lẫy lừng của vùng đất này: Từ trận Như Nguyệt năm 1077 với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên “Nam quốc sơn hà” hào hùng; đến chiến thắng Xương Giang năm 1427 góp phần kết thúc ách đô hộ của giặc Minh; hay khởi nghĩa Yên Thế do Đề Thám lãnh đạo đã thể hiện tinh thần bất khuất của dân tộc. Những chiến công ấy là biểu tượng sáng ngời cho lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần kiên trung, ý chí quật cường của con người Kinh Bắc.
Không chỉ anh hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước, Kinh Bắc còn là miền quê của văn hiến, khoa bảng, nơi kết tinh tinh hoa dân tộc qua biết bao thế hệ. Với câu ca dân gian: “Một giỏ sinh Đồ, một bồ ông Cống, một đống ông Nghè, một bè Tiến sỹ, một bị Trạng nguyên, một thuyền Bảng nhãn” đã phần nào khắc họa truyền thống hiếu học, trọng đạo lý và tinh thần cầu học của người dân nơi đây.
![]() |
Một tiết mục tại Chương trình nghệ thuật đặc biệt. |
Bắc Ninh tự hào là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân, hào kiệt - những bậc trí thức kiệt xuất đã góp phần làm rạng rỡ nền văn hóa, học thuật nước nhà. Chính từ vùng đất này, những dòng chảy tri thức và tinh thần yêu nước, thương dân đã không ngừng lan tỏa, để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.
Đặc biệt, Bắc Ninh là cái nôi của dân ca Quan họ, Ca trù, thực hành hát Then của người Thái - Tày - Nùng, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, các loại hình nghệ thuật đặc sắc đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cùng với hệ thống di tích lịch sử - văn hóa đồ sộ như: Chùa Dâu, đền Đô, chùa Bút Tháp, chùa Phật Tích, chùa Bổ Đà, chùa Vĩnh Nghiêm..., hàng trăm làng nghề truyền thống và kho tàng văn hóa dân gian phong phú, tất cả hợp thành một nền văn hóa Kinh Bắc bền vững, sống động và giàu bản sắc.
Kính thưa các đồng chí đại biểu !
Kính thưa toàn thể Nhân dân !
Trong những năm qua, hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang đã không ngừng nỗ lực vươn lên, trở thành cực tăng trưởng năng động của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quá trình phát triển của 2 tỉnh là minh chứng rõ nét cho tinh thần đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và khát vọng vươn mình mạnh mẽ.
Việc thành lập tỉnh Bắc Ninh mới không chỉ mang ý nghĩa chính trị, hành chính sâu sắc mà còn mở ra một không gian phát triển rộng lớn, bền vững và toàn diện. Tỉnh Bắc Ninh mới có quy mô 4.718 km², dân số hơn 3,6 triệu người, với 99 xã, phường. Quy mô kinh tế ước đạt gần 440.000 tỷ đồng - đứng thứ 5 toàn quốc, là cửa ngõ phía Đông Bắc của Thủ đô Hà Nội, kết nối tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Với vị thế chiến lược mới, tỉnh Bắc Ninh sẽ là trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ - thương mại - logistics hiện đại, động lực tăng trưởng của vùng và cả nước. Đây cũng là dịp để chúng ta khẳng định khát vọng vươn lên, quyết tâm chính trị và trách nhiệm trước Nhân dân trong việc xây dựng Bắc Ninh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
Kính thưa các đồng chí đại biểu, khách quý !
Kính thưa toàn thể Nhân dân !
Sáp nhập là điểm khởi đầu cho một hành trình mới - hành trình của kế thừa, đổi mới và phát triển đột phá. Và trong hành trình ấy, mỗi người dân sẽ là một hạt nhân của sáng tạo, là chủ thể của đổi mới, là người viết tiếp trang sử vẻ vang của quê hương.
Chương trình nghệ thuật “Bắc Ninh ngàn năm văn hiến - Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới” hôm nay là lời tri ân các thế hệ tiền nhân, là bản giao hưởng của lòng tự hào, niềm tin và khát vọng, là minh chứng cho một Bắc Ninh đang vững vàng hội nhập và phát triển.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, xin trân trọng cảm ơn Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương trong cả nước, đặc biệt là Nhân dân trong và ngoài tỉnh đã và sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng vì sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh trong thời gian tới.
Kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đại biểu và toàn thể Nhân dân sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!
Theo Báo Bắc Ninh

UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sở Văn Hóa, Thể T\thao Và Du Lịch
Sáng ngày 02/7/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định về công tác cán bộ đối với lãnh đạo, quản lý Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Ngô Tân Phượng – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Bùi Thị Thu Thủy – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.ịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm chức danh Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với 09 đồng chí bao gồm các ông: Trương Quang Hải, Trịnh Văn Hùng, Nguyễn Trọng Bắc, Đỗ Tuấn Khoa, Khổng Đức Thanh, Nguyễn Văn Đáp, Nguyễn Xuân Trung, Nguyễn Văn Ảnh, Nguyễn Trung Khuê.
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Ngô Tân Phượng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Công tác kiện toàn tổ chức cán bộ lãnh đạo là bước đi quan trọng nhằm tăng cường năng lực điều hành, lãnh đạo của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong giai đoạn phát triển mới. Đồng chí đề nghị các đồng chí được bổ nhiệm tiếp tục phát huy phẩm chất, năng lực công tác, nêu cao tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chủ động tham mưu, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa con người Bắc Ninh, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Đại diện các đồng chí được bổ nhiệm, ông Nguyễn Xuân Trung đã cảm ơn sự tin tưởng, tín nhiệm của lãnh đạo tỉnh và bày tỏ quyết tâm không ngừng học tập, rèn luyện, cùng tập thể cán bộ công chức, viên chức toàn ngành hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tại hội nghị, UBND tỉnh đã thông báo về việc công bố chức danh Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của bà Bùi Thị Thu Thủy, quyết định bổ nhiệm đã được trao và công bố chính thức trong Hội nghị UBND.
Hội nghị công bố Quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sở là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đối với công tác tổ chức cán bộ và sự phát triển của ngành trong thời gian tới.
Giáp Văn Cường
Dành riêng cho Du khách
Các doanh nghiệp địa phương luôn nỗ lực cung cấp các dịch vụ, sản phẩm khác với chất lượng tốt nhất phục vụ cho du khách tham quan
Tải ứng dụng
Du lịch Bắc Giang
Tìm hiểu và trải nghiệm Văn hoá - Du lịch bản địa
.png)
Quét mã QR để tải!
Ứng dụng đã có trên CHplay và Appstore






Du lịch nhanh
Bạn có thể khám phá trước thành phố xinh đẹp thông qua chuyến tham quan qua mạng đến thành phố Bắc Giang