PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ GIỮA BẮC GIANG VÀ CÁC TỈNH PHỤ CẬN

19 Tháng 9, 2014 | Nghiên cứu và Trao đổi

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ GIỮA BẮC GIANG VÀ CÁC TỈNH PHỤ CẬN

Trong xu thế phát triển du lịch hiện nay thì du lịch làng nghề đang làmột loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến nghiên cứu tham quan tìmhiểu. Mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, một  hệ thống di tích vàtruyền thống riêng. Hiện nay, nước ta có mật độ làng nghề truyền thốngdày đặc với bản sắc và đặc trưng của từng làng nghề khác nhau đại diệncho từng vùng nông thôn Việt Nam.

 

Nói đến làng nghề truyền thống Bắc Giang phải kể đến: Làng gốm Thổ Hà thuộc thôn Thổ Hà xã Vân Hà huyện Việt Yên, với vị trí trên bến dướithuyền, nhờ vào đôi bàn tay khéo léo vắt đất để đổi lấy lúa gạo, từ xưa ThổHà là một trong những trung tâm sản xuất gốm nổi tiếng ở nước ta. GốmThổ Hà không tráng men, nhưng những người thợ đã thành công về mặt kỹthuật là sử dụng khống chế tốt nhiệt độ để tạo nên một lớp men mầu sẫmnhư da lươn, có độ bền và độ vang rất cao.

Hay Làng mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng, xã Tăng Tiến,huyện Việt Yên, cách thành phố Bắc Giang 5km. Làng nghề này đã có từ hơn 300 năm nay và ngày một phát triển lớn mạnh. Sản phẩm chủ yếu đượclàm bằng những sợi mây, tre từ thiên nhiên. Sau nhiều quy trình xử lý, đượcđôi tay khéo léo của những người thợ, từng sợi mây, từng cây tre đã hìnhthành các sản phẩm độc đáo như: giỏ mây, vật trang trí được tiêu thụ trongnước và xuất khẩu ra nước ngoài.

 Bắc Giang ngoài các đặc sản như bún Đa Mai, bánh đa Kế, mỳ Chũ...cònmột thứ đặc sản không thể thiếu vào các dịp lễ hội, lễ tết, làm quà biếu... đólà rượu Làng Vân, thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên. '' Vân hương mỹ tửu''chính là cái tên của rượu làng Vân; với nhãn hiệu ''ông tiên'' đầu râu tóc bạcphơ, da dẻ hồng hào, tay cầm gậy trúc, lưng đeo bầu rượu, lơ lửng đi giữatầng mây đã từng nổi tiếng trên mọi miền đất nước và cả ở nước ngoài.

Bắc Giang còn nổi tiếng với đặc sản Mì Chũ thuộc làng Nam Dương thị trấnChũ huyện Lục Ngạn.Mì Chũ được làm từ thứ gạo đồi của vùng Chũ có tênBông hồng, gạo Bông hồng khi được trồng ở đất đồi có vị đậm đà, dẻo vượtxa gạo Bông hồng của vùng đồng bằng. Đặc biệt là cách làm thủ công cầu kỳcủa người Nam Dương có thể '' biến hoá'' mì theo sở thích của người ăn;đến nay Mì Chũ đã lôi kéo được thị hiếu của người dân khắp mọi nơi.

Với tiềm năng du lịch của tỉnh, Bắc Giang sẽ thích hợp là điểm đến cho các nhà đầu tư và khách du lịch với các loại hình du lịch chủ yếu như: Du lịchvăn hoá lịch sử; Du lịch văn hoá tâm linh; Du lịch vui chơi, giải trí và thể thao; Du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng và du lịch làng nghề.... Như vậy ngoài việc tăng cường đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầucủa khách thì vai trò không nhỏ là sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của các tỉnh lân cận để xây dựng các tour du lịch trong mối liên vùng với nhau nhằm phục vụ đa dạng và phong phú hơn nhu cầu củakhách du lịch.

Một số tỉnh gần Bắc Giang như Bắc Ninh,  Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội … là những tỉnh có mật độ làng nghề truyền thống cao với nhiều loại nghề khác nhau. Một số làng nghề mới được thành lập, một số làng nghề truyền thống khá phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn thành HTX, thành cụm hay liên kết với nhau tạo nên những phố nghề sầm uất. Sự liên kết giữa các làng nghề với nhau là một điều hết sức cần thiết, mục đích là để giao lưu học hỏi kinh nghiệm và để tạo ra một thị trường rộng lớn và mang tính lâu dài. Như vậy các làng nghề sẽ trở thành điểm tham quan của khách du lịch nước ngoài cũng như trong nước, từ đó sản phẩm làng nghề có nhiều cơ hội để tiêu thụ. Mặt khác với điều kiện giao thông thuận lợi đa số các làng nghề ở đây đều nằm trên những trục đường giao thông chính và xen kẽ với các điểm du lịch khác. Với những thuận lợi như vậy, khả năng kết nối giữa các làng nghề với làng nghề, giữa làng nghề với các điểm du lịch khác là rất lớn. Đó chính là các điều kiện thuận lợi để Bắc Giang mở ra các tour, tuyến du lịch chuyên đề và các tour du lịch tổng hợp. có thể kết hợp xây dựng một số tour du lịch làng nghề giữa Bắc Giang và một số tỉnh phụ cận để đón tiếp du khách như sau:

Bắc Giang - làng nghề Việt Yên - gốm Phù Lãng - tranh Đông Hồ - gốm Bát Tràng

Bắc Giang - làng nghề Việt Yên - gốm Phù Lãng - gỗ Đồng Kỵ - đúc đồng Đại Bái - gốm Bát tràng

Bắc Giang - Chùa Bổ Đà - làng gốm Thổ Hà, Rượu Làng Vân - Đền Bà chúa Kho - gốm Phù Lãng

Bắc Ninh - gốm Phù Lãng - Đền Bà chúa Kho -gốm Thổ Hà, Rượu Làng Vân

Bắc Ninh -   gốm Phù Lãng - Côn Sơn Kiếp Bạc - Suối Mỡ Lục Nam - Chùa Vĩnh Nghiêm - làng gốm Thổ Hà, rượu Làng Vân

Hà Nội - gỗ Đồng Kỵ - Đền bà chúa Kho - làng gốm Thổ Hà, rượu Làng Vân - Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang  vv.......

Những tour tuyến như vậy đã kết nối các điểm du lịch và làng nghề với nhau tạo ra sự hấp dẫn cho du khách.

Mặc dù vậy khi nghiên cứu để kết nối các làng nghề truyền thống vào các tuor, tuyến du lịch còn gặp rất nhiều khó khăn. Vì nhiều làng nghề truyền thống hầu như chưa có sự liên kết với ngành du lịch.  Hơn nữa nhiều làng nghề hiện nay phát triển còn mang tính tự phát và phân tán, thiếu trang thiết bị kỹ thuật, thiếu thị trường, sản phẩm tạo ra chưa phong phú, chưa đáp ứng được nhu cầu khách quốc tế, công tác tuyên truyền quảng bá còn hạn chế, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Điều đó làm ảnh hưởng đến nhu cầu của khách du lịch và gây khó khăn cho việc khảo sát để kết nối thành các tuor, tuyến phục vụ du lịch.

Thực tế hiện nay, du khách muốn đến tận làng nghề để tham quan tìm hiểu về các vị tổ nghề hoặc danh nhân văn hoá, tận tay tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm, thậm chí đó là một sản phẩm theo ý tưởng, mẫu thiết kế riêng của du khách. Đáp ứng được những nhu cầu đó, các làng nghề nước ta nói chung vùng Kinh Bắc nói riêng sẽ là điểm dừng chân lý tưởng và độc đáo của du khách trong nước và quốc tế, tránh sự nhàm chán đơn điệu cho du khách. Để đạt được sự liên kết này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, chính quyền các cấp, cần khảo sát kỹ các làng nghề, các khu điểm du lịch trên tuyến, từ đó mới xây dựng những tour du lịch chuyên đề, tour du lịch tổng hợp có như vậy thì hoạt động của các tour du lịch kết hợp làng nghề mới đạt hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu tham quan của du khách, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của chúng ta ngày càng phát triển bền vững./.

                                                                                      Hồng Vân - NVDL

0 Bình luận

Loading...