Hạ Long trên núi

09 Tháng 9, 2014 | Danh Thắng

Hạ Long trên núi

 Bài hát “Hồ trên núi” của nhạc sĩ Phó Đức Phương đã thân quen, gần gũi với nhiều người từrất lâu. Nhưng có một điều còn ít người biết đó là để viết ca khúc ấy, tác giả đã lấy cảm hứngsau một chuyến đi thực tế vào năm 1971đến hồ Cấm Sơn thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh BắcGiang

 

           Dòng Cấm Sơn xuất phát từ huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, đến Lục Ngạn thì bị chặnlại thành hồ. Hồ Cấm Sơn là nguồn cung cấp nguồn nước tưới chính cho sản xuất nông nghiệpcủa hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. Bình thường mặt hồ rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa,lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha. Chiều dài của hồ gần 30 km, bề ngang nơi rộng nhất 7 km, chỗ hẹp nhất 200 m, lòng hồ nơi sâu nhất đến khoảng 47m,hồ có rất nhiều đảo. Điều đặc biệt bờ của hồ chính là những ngọn núi điệp trùng, bao bọc. Cưdân sống gần hồ là những bản làng người dân tộc Nùng, Tày và Kinh. Nhân dân vùng chungquanh hồ chủ yếu là dân tộc. Người dân ở đây đi lại chủ yếu bằng thuyền, và giữ được nhiềunét văn hóa độc đáo tạo những cảnh quan sơn thủy hữu tình. Chính vì vậy mà có câu: “ Áochàm xuống núi bơi thuyền/ Khăn nam phân phất như tiên dưới trần”.

           Để đến được hồ Cấm Sơn du khách có khá nhiều đường khác nhau, song thuận lợihơn cả là con đường từ thị trấn Chũ, ngược theo đường 297 qua đèo Váng, đến Tân Sơn đitheo con đường đất đỏ với những khúc cua tay áo liên tiếp, men theo những bản làng ngườiNùng, người Sán Chí, người Dao là đến Cấm Sơn, hoặc từ thành phố Bắc Giang ngược theoquốc lộ 1A qua huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn rồi rẽ phải khoảng gần 5km thì đến đập CấmSơn. Tại các điểm này đều có thuyền máy để du khách thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ với sựhướng dẫn của chủ thuyền. Cảm giác chòng chành khi mới xuống thuyền dần nhường chỗ chosự thích thú trước không gian ngày càng rộng mở của hồ.Theo anh Hoàng Văn Viên- mộtngười dẫn đường thì: Người dân sống quanh hồ Cấm Sơn đến nay vẫn truyền tụng những câuchuyện huyền thoại, ly kỳ về sự tích núi Ba Hòn, suối Cấm, suối Mọc, suối Vảy Rồng, núi Kỉn,làng Mấn, đảo Lăn Lóc... Những câu chuyện kể mang màu sắc huyền thoại đã thổi hồn vàocảnh vật làm cho từng dãy núi, khu rừng bao bọc xung quanh mặt nước trở nên hữu tình ít nơicó được.

Buổi sớm mai là thời gian thích hợp nhất để chiêm ngưỡng cảnh sắc, không gian mặt hồ Cấm Sơn. Những làn sương sớm phủ màu trắng đục huyền ảo trên mặt hồ dần tan vào sóng nước khi mặt trời ló rạng. Mặt hồ gợn sóng lấp lánh trong nắng sớm, vài chiếc thuyền nan lướt qua, chợt nao nao một nỗi niềm bâng khuâng xa vắng như văng vẳng câu ca của nhạc sĩ Phó Đức Phương “Thuyền ta ngược, thuyền ta xuôi, giữa dòng nước bạc, nhịp chèo ta bơi…”

Được hoà mình vào thiên nhiên hoang sơ, cảm nhận bầu không khí trong lành, cảm nhận vẻ đẹp và thấy yêu quý thiên nhiên hơn. Lúc này, con người cảm thấy mình thật bé nhỏ giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ khi đứng trước một bức tranh thủy mặc làm nao lòng người. Cũng có lý khi có người đã ví hồ Cấm Sơn giống như một Vịnh Hạ Long thu nhỏ, một chiếc máy điều hòa không khí khổng lồ cho miền sơn cước Lục Ngạn.

Nếu đến Cấm Sơn vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, du khách còn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vùng đồi Lục Ngạn đỏ rực khi mùa vải chín. Thưởng thức những quả vải đỏ mọng, ngọt lịm đến tê đầu lưỡi và hòa vào không khí của một mùa thu hoạch của người dân vùng đồi.

         Không chỉ vậy, lòng hồ Cấm Sơn bao la cho nhiều cá tôm, vào những đêm trở trời, những chiếc vó của đồng bào dân tộc nơi đây có thể bắt được vài trăm kg cá một mẻ, đã từng có những con cá nặng đến 40-50 ký. Nên khi đến đây, du khách có thể được thưởng thức những món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn của vùng đất này đó là món tôm hồ mới nướng, món gà đồi luộc thơm mùi lá chanh, món măng rừng luộc chấm muối ớt và nhâm nhi chén rượu Kiên Thành trên đảo nhỏ…Để rồi khi chia tay Cấm Sơn, chúng tôi cũng như nhiều du khách khác sẽ có cảm giác như bâng khuâng, tiếc nuối và mong có dịp trở lại nơi này./.

 

                                                                                      TTXTD

0 Bình luận

Loading...